Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 72


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 4“

Bài bình giảng trong video số 3 được nghệ sĩ Trần Thu Hà diễn ngâm, tôi đã khảng định hồn ma là có thật, ngày nay chính khoa học thực nghiệm đã công nhận một số hiện tượng về điện từ trường, các nguyên tử nhẹ hơn không khí là dấu vết của các linh hồn. Tôi cũng vừa nghe một băng clip của hội tâm linh học nói chuyện về nhà tiên tri, nhà y học Edgar Cayce có khả năng đặc biệt tiếp xúc với những linh hồn trong cõi âm. Nhân quả luân hồi là có thật, thuyết nghiệp chướng quả báo, nhân quả luân hồi càng được giới khoa học dần dần cũng phải công nhận. Lời nói của nhà khoa học nổi tiếng Abert Stein vẫn còn sang sảng bên tai: Nếu phải theo một tín ngưỡng nào, tôi sẽ chọn đạo Phật. Đạo Phật là tôn giáo của tương lai. Lý thuyết của Đạo Phật hoàn toàn phù hợp với những chuẩn mực tiến bộ của khoa học hiện đại.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 71


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 3“

“Xem phong cảnh bồn chồn xao động
Ngọn tiểu khê tiếng trống thu ba
Bâng khuâng sáo trúc ngân nga
Lập lòe đom đóm sập sà mả hoang“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 70


Tài Mệnh Tương Đố
“Video 1“

Thi sĩ Nguyễn Du đã viết một tác phẩm văn học theo tôi là vô tiền khoáng hậu. Văn chương sử sách Việt Nam mấy nghìn năm nay, tôi mới thấy một tác phẩm thơ lục bát trứ danh như thế. Bản gốc viết bằng chữ Nôm đọc thuần tiếng Việt Nam, sau này được in ra bằng chữ quốc ngữ cũng vẫn đọc  y trang như vậy.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 69


Đoạn Trường Sầu Ly (8) và (9)

Đoạn Trường Sầu Ly mà tôi cảm xúc từ tập thơ Chinh Phụ Ngâm của cố thi sĩ Đặng Trần Côn và nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được nghệ sĩ Thu Hà ngâm đến video số 7 thì dừng lại. Tiếng thơ ngâm tưởng lịm đi trong tâm hôn của tôi và các bạn theo không gian và thời gian. Bỗng hôm nay lại nổi lên với video số 8 và số 9. Tôi rất mừng và cảm động vô cùng trước tấm lòng say mê nghệ thuật và bảo tồn văn hoá ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt Nam ta. Để tri ân sự cố gắng của nghệ sĩ Thu Hà, tôi viết tiếp bình giảng thơ diễn ngâm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 68


Đoạn Trường Sầu Ly (7)

“Nghĩa tình bao kiếp phiêu diêu
Kiếp này lại nối thêm nhiều kiếp sau
Dù cho cây cỏ nát nhàu
Đá vàng ta vẫn giữ màu thủy chung

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 67


Đoạn Trường Sầu Ly (6)

“Đường mây bao phủ quan hà
Rêu phong ẩm ướt quanh nhà quạnh hiu
Dấu giày thưa thớt buồn thiu
Nắng hanh mấy độ ỉu xìu tiết đông

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 66


Đoạn Trường Sầu Ly (5)

“Có hay yếm thắm xuân đào
Năm canh trằn trọc nghẹn ngào cái thân
Hồn theo cánh hạc đằng vân
Đêm thường bay đến Giang Tân tìm người“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 65


Đoạn Trường Sầu Ly (4)

“Khuê phòng vắng vẻ nhung y
Mồ hôi trai tráng kinh kỳ lại xa
Thiếp như giọt nước mưa sa
Giọt rơi song cửa giọt ra cánh đồng“

Người thiếu phụ mơ thấy chồng về nhưng khi gà gáy sáng, ánh bình minh le lói thì căn phòng vắng tanh, nàng thèm khát hơi chồng nhưng kinh thành thì xa. Nghe tin chàng trở về kinh đô lĩnh ấn tín hay nhận áo  chiến bào vua sắc phong, rồi chàng lại vội vã trở lại chiến trường nóng bỏng khói lửa. Đời nàng thật lẻ loi cô quạnh như giọt mưa sa.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 64


Đoạn Trường Sầu Ly (3)

Đoạn video số 3 khá dài mà cũng rất lâm ly thống thiết gồm 56 câu thơ. Xin trân thành cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã diễn ngâm.

“ Xa xăm muôn dặm hải hà
Sớm trưa eo óc canh gà ngẩn ngơ
Mai đào ngơ ngác thẫn thờ
Tiết đông day dứt đôi bờ sông tương

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 63


Đoạn Trường Sầu Ly (2)

“ Xốn xang cá nước mặn mòi
Hậu phương tiền tuyến đầu ngòi cuối sông
Đêm nay trăng sáng mênh mông
Dừng chân tạm nghỉ cánh đồng cỏ tươi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 62

Đoạn Trường Sầu Ly (1)

Chủ trương của tôi là quang vinh tiếng Việt, cổ võ tinh thần dân tộc uống nước nhớ nguồn. Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán Việt nghĩa là viết chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt phát âm hoàn toàn khác hẳn với người Tàu, không giống như ngày nay học chữ Anh, Pháp, Đức vân vân và vân vân thì phải viết và phát âm hoàn toàn giống họ. Bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích nghe nói là hai tác giả bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng Việt bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát hai người đó sống và chết cách nhau khoảng 70 năm. Bà Đoàn Thị Điểm thế hệ trước, còn ông Phan Huy Ích thế hệ đàn em sinh sau.